Hiện nay, vật lý trị liệu được áp dụng phổ biến và được công nhận như một phương pháp phục hồi chức năng toàn diện, giúp người bệnh nhanh chóng khỏe mạnh và trở về cuộc sống bình thường.
1. Vật lý trị liệu là gì?
Vật lý trị liệu (Physical Therapy) là một nhánh của y học phục hồi chức năng, có vai trò duy trì, cải thiện và khôi phục chức năng của cơ thể, giúp người bệnh thoát khỏi cơn đau nhanh chóng mà không dùng thuốc hay phẫu thuật.
Vật lý trị liệu là gì
Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị giúp chức năng của cơ thể khôi phục bình thường
2. Khi nào cần tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng?
Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu được khuyến khích khi bạn đang gặp phải hoặc trải qua những tình trạng như:
- Tổn thương về thần kinh – cơ như chấn thương sọ não, bại não, tổn thương tủy sống hay đột quỵ.
- Mắc bệnh lý về cơ – xương – khớp, điển hình như gãy xương, thoái hóa cột sống, gai cột sống, vẹo cột sống hoặc tổn thương dây chằng.
- Gặp vấn đề ở đường hô hấp như viêm phổi, hen phế quản hoặc tắc nghẽn phổi.
- Mắc bệnh lý bẩm sinh như chậm phát triển trí não, viêm màng não.
- Vừa trải qua cuộc phẫu thuật. Lúc này, một số bộ phận trên cơ thể không thể hoạt động bình thường. Do đó, cần luyện tập vật lý trị liệu đúng cách để đẩy nhanh quá trình phục hồi, tăng cường sức mạnh cơ bắp.
3. Các hình thức vật lý trị liệu phục hồi xương khớp
Về cơ bản, vật lý trị liệu được phân thành hai loại, đó là vật lý trị liệu chủ động và vật lý trị liệu bị động:
3.1. Vật lý trị liệu chủ động
Hình thức chủ động của vật lý trị liệu bao gồm các bài tập vận động thể lực, chẳng hạn như bài tập kéo giãn cơ, bài tập cải thiện cơ bắp, bài tập vận động có dụng cụ hoặc bài tập vận động dưới nước. Các bài tập này giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường sức mạnh cơ bắp và duy trì tính linh hoạt cho xương khớp.
Ngoài ra, vật lý trị liệu chủ động còn bao gồm các hình thức giáo dục, đào tạo ngăn ngừa chấn thương, hướng dẫn sử dụng các thiết bị hỗ trợ đi lại (xe lăn và nạng) hoặc hướng dẫn thực hiện các hoạt động ngày thường (đối với bệnh nhân bị tổn thương não).
Tập vật lý trị liệu với bóng
Vật lý trị liệu chủ động thiên về các bài tập vận động nhằm cải thiện nhóm cơ bị yếu và nâng cao thể lực
Bài viết liên quan: Hướng dẫn 5 bài tập vật lý trị liệu giảm đau khớp gối hiệu quả
3.2. Vật lý trị liệu bị động
Tập vật lý trị liệu theo hình thức thụ động không yêu cầu người bệnh tăng cường vận động. Thay vào đó, đây là phương pháp được hỗ trợ từ thiết bị hiện đại nhằm giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép, tái tạo mô bị tổn thương cũng như giảm áp lực nơi cột sống. Các biện pháp trị liệu vật lý bị động hiện nay bao gồm: sử dụng liệu pháp nhiệt (nóng hoặc lạnh), sử dụng sóng âm, kích thích điện, điều trị bằng siêu âm, điều trị bằng ánh sáng, nắn hoặc xoa bóp các khớp.
4. Có thể tập vật lý trị liệu xương khớp ở đâu?
Hiện nay, người bệnh có thể tham gia tập vật lý trị liệu thông qua hai hình thức, đó là tập vật lý trị liệu tại nhà hoặc tại phòng tập vật lý trị liệu.
4.1. Tập vật lý trị liệu tại nhà
Người bệnh có thể tham khảo các bài tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng trên các trang thông tin điện tử hoặc các trang tin tức của bệnh viện và phòng khám để tự thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, không thể đảm bảo hiệu quả tốt hay không bởi các yếu tố:
Trên thực tế, tập vật lý trị liệu đòi hỏi nhiều thời gian nên một số bệnh nhân dễ nản lòng, chỉ tập một vài ngày sau đó ngưng hẳn.
Nếu tập vật lý trị liệu tại nhà, người bệnh có thể mắc sai lầm khi lựa chọn bài tập không phù hợp, dẫn đến nguy cơ tái phát.
Nhiều bệnh nhân tập trị liệu vật lý tại nhà có xu hướng gia tăng tần suất và cường độ luyện tập nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi. Tuy nhiên, điều này không những không mang lại hiệu quả mà còn gây ra phản ứng ngược, khiến sức khỏe suy giảm nghiêm trọng.
4.2. Tại phòng tập vật lý trị liệu
Với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, phòng khám vật lý trị liệu là lựa chọn an toàn và đáng tin cậy cho người mắc bệnh cơ xương khớp bởi 4 ưu điểm sau:
Các phòng tập trị liệu vật lý đảm bảo kỹ thuật thực hiện chuẩn mực và đúng trình tự. Đầu tiên, các bác sĩ chuyên khoa tiến hành kiểm tra thể trạng, chẩn đoán nguyên nhân tổn thương và mức độ nghiêm trọng, sau đó thiết kế bài tập trị liệu riêng, phù hợp với mỗi bệnh nhân.
Tại phòng khám vật lý trị liệu, các chuyên viên còn tư vấn và đưa ra phương pháp có tỷ lệ phục hồi cao, giúp người bệnh có niềm tin, hy vọng thiết thực để kiên trì điều trị lâu dài.
Các dụng cụ, máy móc trị liệu hiện đại ở các phòng khám là điểm cộng nổi bật giúp tăng hiệu quả và tốc độ phục hồi cho cơ thể.
Tập vật lý trị liệu tại phòng khám uy tín, người bệnh không chỉ được theo dõi và đánh giá sát sao qua từng giai đoạn mà còn được chăm sóc toàn diện về thể chất lẫn tinh thần, được quan tâm điều trị các triệu chứng đau và nguy cơ trầm cảm.